CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY CHẾ GHI NHÃN THỰC PHẨM
QĐ 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 về “Quy chế ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước, hàng hóa xuất nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam và hàng hóa sản xuất để xuất khẩu”.
QĐ 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ban hành kèm theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg.
Thông tư 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 về hướng dẫn thực hiện QĐ 178/1999/QĐ-TTg.
Thông tư 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000 về hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm.
NỘI DUNG BẮT BUỘC GHI NHÃN
Tên thực phẩm.
Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm.
Định lượng thực phẩm.
Thành phần cấu tạo thực phẩm.
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm
Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản hoặc hạn sử dụng.
Hướng dẫn bảo quản, sử dụng.
Xuất xứ thực phẩm (đối với thực phẩm xuất nhập khẩu).
THỂ HIỆN NỘI DUNG GHI NHÃN
3.1. Tên thực phẩm:
3.1.1. Cách gọi tên thực phẩm:
– Là tên gọi cụ thể của thực phẩm.
– Là tên đã sử dụng trong tiêu chuẩn Việt nam của hàng hóa đó.
– Là tên mô tả cụ thể nói lên bản chất, công dụng chính của thực phẩm.
– Trường hợp tên thực phẩm đã quá quen thuộc hoặc đã được Việt hóa thì có thể để nguyên tên nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng theo hệ chữ tiếng La-tinh hoặc thêm tên mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài (Ví dụ: Rượu Whisky, Bánh Snack, Bánh Pizza…), hoặc chữ phiên âm ra tiếng Việt (Ví dụ: Sủi cảo, Tàu vị yểu…).
– Loại hàng hóa có bao bì thương phẩm chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau có thể ghi tên chủng loại các hàng hóa kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất (Ví dụ: Kẹo các loại NESTLE, Bánh các loại LUBICO…) hoặc kèm theo tên thương mại của hàng hóa (Ví dụ: Bánh mứt kẹo Đà Nẵng…).
– Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được nhà nưóc bảo hộ hoặc có giấy phép chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hàng hóa, tên hàng hóa không phải ghi bằng tiếng Việt trên phần chính của nhãn.
3.1.2. Vị trí ghi trên nhãn sản phẩm:
– Chữ viết tên hàng hóa phải được ghi trên mặt chính (PDP) của nhãn và có chiều cao không nhỏ hơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa hoặc không nhỏ hơn 2mm ở ngay phía trên, phía dưới bên cạnh tên thương mại hay tên hiệu của cơ sở sản xuất.
3.2. Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:
3.2.1. Nếu hàng hóa của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (gọi chung là thương nhân) được hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất của mình, nội dung ghi nhãn gồm:
– Tên của thương nhân………sản xuất tại……..; hoặc
– Sản phẩm của……… địa chỉ giao dịch……….
3.2.2. Nếu hàng hóa của cùng một doanh nghiệp được sản xuất hoàn chỉnh tại hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, nội dung ghi nhãn gồm:
– Sản phẩm của……..địa chỉ……………sản xuất tại……….
3.2.3. Nếu hàng hóa được hoàn chỉnh bởi một thương nhân khác, nội dung ghi nhãn gồm:
– Sản phẩm của………sản xuất bởi……..tại……….;hoặc
– Sản phẩm của………do…….sản xuất tại……….
3.2.4. Nếu hàng hóa chỉ được đóng gói, nội dung ghi nhãn gồm:
– Sản phẩm của (Tên, địa chỉ thương nhân) ……… đóng gói tại……….
3.2.5. Nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên văn phòng đại diện Công ty/Hãng nước ngoài tại Việt Nam hoặc tên cơ quan đại lý độc quyền. Cách ghi tên và địa chỉ như sau:
– Tên thương nhân………..Địa chỉ (của thương nhân)………….
Lưu ý:
– Tên và địa chỉ của thương nhân là tên và địa chỉ theo đăng ký hoạt động kinh doanh.
– Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh).
3.3. Định lượng thực phẩm:
3.3.1. Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh (hoặc thể tích thực, trọng lượng thực) của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.
3.3.2. Việc ghi định lượng của thực phẩm lên nhãn hàng hóa theo hệ đo lường quốc tế SI (System International) tại phụ lục B. Nếu dùng hệ đơn vị đo lường thì phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vị đo luờng SI.
3.3.3. Trường hợp thực phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, có thể dùng đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thỏa thuận với nước nhập khẩu hoặc theo quy định ghi nhãn bắt buộc của nước nhập khẩu.
3.3.4. Việc ghi định lượng trên nhãn hàng hóa:
a) Ghi định lượng “khối lượng tịnh” áp dụng cho:
– Hàng hóa ở dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng. Đơn vị dùng là mg, g, kg.
– Hàng hóa có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng phải ghi khối lượng chất rắn và tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng.
b) Ghi định lượng “thể tích thực” áp dụng cho:
– Hàng hóa có dạng thể lỏng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ 200C (hoặc nhiệt độ xác định tùy thuộc vào tính chất riêng của hàng hóa).
3.3.5. Kích thước và chữ số để ghi định lượng theo qui định của TT34/1999/TT-BTM ( phụ lục C ).
3.3.6. Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn hoặc gần vị trí của tên hàng hóa.
3.3.7. Chữ và số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.
3.4. Thành phần cấu tạo:
3.4.1. Sản phẩm được làm ra từ hai loại nguyên liệu trở lên thì phải liệt kê tên các loại nguyên liệu đó vào nội dung thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.Thành phần cấu tạo không phải là thành phần dinh dưỡng hay chỉ tiêu chất lượng chính.
3.4.2. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỉ khối (% khối lượng).
– Thành phần cấu tạo phải ghi hàm lượng hoặc tỉ khối của nguyên liệu nếu tiêu chuẩn không nêu được chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định bản chất và chất lượng của sản phẩm mang tên.
3.4.3. Cách ghi tên các chất phụ gia thực phẩm là thành phần cấu tạo:
– Tên nhóm và tên chất phụ gia.
Ví dụ: Chất bảo quản: Natri benzoat
– Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia.
Ví dụ: Chất bảo quản (211).
Nếu chất phụ gia là “hương liệu”, “chất tạo ngọt”, “chất tạo màu” cần ghi thêm “ tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”.
Ví dụ: – Chất tạo màu tổng hợp (124)
– Chất tạo màu tổng hợp: Ponceau 4R
Nếu chất phụ gia được đưa vào thực phẩm qua nguyên liệu (hoặc thành phần cuả nguyên liệu):
– Với một lượng cần khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ thì phải ghi vào bản liệt kê các thành phần.
– Với một lượng nhỏ hơn quy định để thực hiện một chức năng công nghệ thì không cần ghi vào bản liệt kê các thành phần.
3.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:
3.5.1. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm những chỉ tiêu quyết định giá trị sử dụng, bảo đảm sự phù hợp và an toàn đối với người tiêu dùng theo công dụng chính đã định trước cùa sản phẩm.
3.5.2. Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chất lượng chủ yếu gồm: đạm, béo, đường…
3.5.3. Đối với sản phẩm có công dụng đặc biệt phải ghi các chỉ tiêu của các chất tạo nên công dụng đó.
– Thực phẩm sử dụng công nghệ gien, ghi nhãn bằng tiếng Việt với dòng chữ: “có sử dụng công nghệ gien”.
– Thực phẩm chiếu xạ Có trên nhãn hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
– Thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng Ghi tên, hàm lượng chất bổ sung. Chú ý ghi rõ đối tượng sử dụng, liều lượng và cách sử dụng.
– Thực phẩm ăn kiêng
+ Ghi dòng chữ “ăn kiêng” liên kết với tên sản phẩm.
+ Xác định đặc trưng “ăn kiêng” chủ yếu của thực phẩm, ghi ngay cạnh tên thực phẩm đó.
Ví dụ: Cháo ăn kiêng (acid béo hòa tan thấp)
3.5.4. Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu để ghi nhãn hàng hóa phụ thuộc vào:
– Bản chất của sản phẩm.
– Thuộc tính tự nhiên của sản phẩm.
– Mối quan hệ trực tiếp đến công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.
3.5.5. Trường hợp phân loại chất lượng: phải ghi lên nhãn hàng hóa các thông số kinh tế, định lượng chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
Ví dụ: Nước mắm cao cấp 20 độ đạm.
3.6. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, thời hạn sử dụng:
3.6.1. Ngày sản xuất gồm hai số chỉ ngày, hai số chỉ tháng, hai số chỉ năm (số chỉ năm có thể ghi bốn chữ số) hoàn thành sản xuất hàng hóa đó. Có thể ghi như sau:
– Ngày sản xuất: 03.04.00, hoặc – NSX: 03/04/2000, hoặc – NSX: 030400 Ghi như trên có nghĩa là sản phẩm hoàn thành vào ngày 03 tháng 4 năm 2000.
3.6.2. Hạn sử dụng (HSD) hoặc hạn bảo quản (HBQ) là số chỉ ngày, tháng, năm (cách ghi như NSX) mà quá mốc thời gian đó hàng hóa không còn được bảo hành và không được phép lưu thông trên thị trường.
3.6.3. Thời hạn sử dụng (THSD) hoặc thời hạn bảo quản (THBQ) là khoảng thời gian kể từ ngày sản phẩm hoàn thành đến thời điểm mà hàng hóa không còn được bảo hành và không được phép lưu thông trên thị trường.
– Có thể ghi hạn sử dụng theo 2 cách: – NSX + THSD (hoặc THBQ): NSX: 12/07/00 THSD: 1 năm – HSD: 12/07/01
– Thực phẩm có bao gói, sử dụng quá 24 giờ đều phải có hạn sử dụng.
3.7. Hướng dẫn bảo quản, sử dụng:
– Có thể ghi trong tài liệu kèm theo thực phẩm. Hướng dẫn sử dụng có thể gồm:
– Chỉ ra đối tượng, mục đích sử dụng.
– Cách dùng hoặc cách chế biến.
– Công thức.
– Quy trình chế biến phù hợp mục đích đã định.
– Nêu điều kiện bảo quản: trong môi trường nào, nhiệt độ nào….. Thực phẩm có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không cần có hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
Ví dụ: Nước uống, đường, muối……….
3.8. Xuất xứ thực phẩm:
Đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải ghi tên nước xuất xứ.
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa:
Bằng tiếng Việt
Có thể có thêm tiếng nước ngoài nhưng kích thước không được lớn hơn nội dung tương đương ghi bằng tiếng Việt.
Thực phẩm xuất khẩu: có thể bằng ngôn ngữ nước nhập khẩu.
Thực phẩm nhập khẩu: – Bằng tiếng Việt nếu thỏa thuận được với nước xuất khẩu. – Nhãn phụ (ghi đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt) đính kèm theo nhãn nguyên gốc.
Hành vi vi phạm quy định ghi nhãn:
Lưu thông hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định.
Nhãn hàng hóa có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viết không đúng với bản chất thực của hàng hóa đó.
Nhãn hàng hóa không rõ ràng, mờ nhạt đến mắt thường không đọc được nội dung ghi trên nhãn.
Nhãn hàng hóa không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
Nội dung trình bày trên nhãn hàng hóa không đúng kích thước, vị trí, cách ghi và ngôn ngữ.
Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bị tẩy xóa, sửa đổi.
Thay nhãn hàng hóa nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
Sử dụng nhãn hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu.
Nhãn hàng hóa trùng với nhãn hàng hóa cùng loại của thương nhân khác đã được pháp luật bảo hộ.
- Chất liệu giấy in tem mã vạch
- Các loại giấy in tem mã vạch theo chức năng
- In tem nhãn cần chú ý những gì?
- Tem nhãn phụ và những lưu ý khi in
- Cách dán tem nhãn từ hiệu quả
- Những thông tin cần lưu ý khi thiết kế tem nhãn
- Nguyên tắc thiết kế tem nhãn hàng hóa
- Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa đối với nhà sản xuất
- Ngôn ngữ trình bày trên tem nhãn hàng hóa
- Cách đơn giản để dán decal cuộn
- Dán decal chữ như thế nào?
- Giấy dán tường 3D là gì?
- Quy trình tháo bỏ giấy dán tường
- Giấy dán tường chung cư và những lưu ý
- Giấy dán phòng phù hợp với tuổi của bé
- Chọn giấy dán tường như thế nào là hợp với tính cách của bé?
- Chọn giấy dán tường như thế nào là hợp lý?
- Giấy dán tường chống thấm là gì?
- Cần lưu ý khi lựa chọn giấy dán tường phòng khách
- Giấy dán tường có keo sẳn rất tiện lợi